Doanh nghiệp thở phào khi bỏ trần quảng cáo

Bắt đầu từ đầu năm 2015, mức trần khống chế 15% đối với tất cả các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại của doanh nghiệp (DN) đã chính thức được gỡ bỏ. Đây rõ ràng là một tin vui đối với tất cả các doanh nghiệp, bởi quyết định này sẽ giúp họ chủ động tính toán chi phí quảng cáo và tự do giới thiệu sản phẩm trên phương tiện truyền thông mà không bị hạn chế.

chi-phi-quang-cao-thanh-lap-cong-ty

Bỏ trần quảng cáo, mọi người đều vui

Từ trước đến nay việc khống chế chi phí quảng cáo đã khiến doanh nghiệp mệt nhọc vì tính toán. Thông thường, DN phải liệt kê, đánh dấu các hóa đơn chi phí loại này, đến kỳ kê khai thì tổng hợp lại toàn bộ hóa đơn. Sau đó đối chiếu loại chi phí này với tổng chi phí, nếu thấy vượt mức 10%, 15% thì lại phải bóc bớt một khoản chi nào đó ra cho vừa tỉ lệ quy định. Nếu DN đưa chi phí quảng cáo vào vượt tỉ lệ, làm giảm thu nhập chịu thuế thu nhập DN thì sẽ bị truy thu thuế và bị phạt nặng.

Tổng Công ty Bia Rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cho biết, chính quy định trần 15% chi phí quảng cáo trên tổng chi phí phát sinh đã khiến Sabeco luôn ở vào thế làm liều khi quyết định xét duyệt chi phí quảng cáo.

Ngoài ra, những doanh nghiệp ngoại như Samsung hay Coca Cola không bao giờ đầu tư làm quảng cáo tại Việt Nam. Chi phí mỗi mẫu quảng cáo của các hãng này có khi lên tới cả triệu USD, nhưng đều được sản xuất ở nước ngoài và đưa về phát sóng ở Việt Nam. Còn các doanh nghiệp nội phải chấp nhận chi “lố” và chờ nộp phạt.

Vậy nên, khi luật định bỏ trần quảng cáo được ban hành, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà ngay cả doanh nghiệp nước ngoài cũng rất hồ hởi trước sự kiện này. Theo ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, việc đẩy mạnh chi phí quảng cáo là cần thiết để các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, nhất là trong thời điểm cạnh tranh sắp tới khi ASEAN+1 đến gần. Ngoài ra, ngân sách chi cho quảng cáo từ các doanh nghiệp ngoại phục vụ cho thị trường Việt Nam sẽ giúp thu về thêm ngoại tệ.

Vẫn là doanh nghiệp ngoại được lợi!

Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều ý kiến cho rằng không nên bỏ quy định trần quảng cáo vì việc này sẽ càng giúp doanh nghiệp ngoại cạnh tranh gay gắt hơn nữa trước các doanh nghiệp nội. Đa số các quảng cáo với chi phí cao thường là quảng cáo trên truyền hình và thực hiện chủ yếu là từ các DN có vốn đầu tư nước ngoài. DN Việt Nam không có tài lực để chi nhiều tiền cho quảng cáo, nhất là trong giai đoạn khó khăn về kinh tế.

Ngoài ra, sửa đổi này mang tính cải cách hành chính là chính chứ không hẳn giúp DN chi tiêu thoải mái hay giảm bớt thuế. Bởi lẽ mỗi DN đều có dự tính cho khoản chi này, trị giá bao nhiêu tiền. Nếu DN chi cho quảng cáo, khuyến mãi, ăn nhậu tiếp khách, quà biếu đối tác…

Nhiều quá thì tổng chi phí sẽ tăng lên, đẩy giá sản phẩm tăng lên, khi đó sẽ khó cạnh tranh với DN khác. Nếu không tăng giá sản phẩm thì DN phải chịu giảm lợi nhuận. Khi giảm lợi nhuận, nhất là ở các công ty cổ phần, cổ đông sẽ phản ứng.

Nhìn nhận theo một hướng khác, đại diện một công ty đa quốc gia (không muốn nêu tên) chia sẻ, chuyện quảng cáo không phải là yếu tố quyết định làm nên tên tuổi sản phẩm. Vị này nêu ví dụ, Công ty sữa Vinamilk của Việt Nam dù chỉ bỏ tiền vào quảng cáo sữa theo quy định trần 15% nhưng vẫn đánh bật các công ty sữa nước ngoài.

Việc bỏ trần quảng cáo làm nhiều doanh nghiệp thở phào nhưng nhiều chuyên gia cho rằng quy định mới này chỉ có lợi cho doanh nghiệp ngoại vì đây chính là đối tượng chi nhiều tiền cho quảng cáo nhất. Vì vậy cần có cơ chế khác để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Chất lượng sản phẩm hàng tiêu dùng Việt tăng mạnh

Chiều ngày 28-1, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) đã tổ chức họp báo công bố kết quả điều tra bình chọn HVNCLC năm 2015. Năm 2015 có 520 doanh nghiệp đạt nhãn hiệu chứng nhận HVNCLC.

hang-viet-thanh-lap-cong-ty

Quy mô tổ chức

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC cho biết, cuộc điều tra HVNCLC năm nay diễn ra trong 3,5 tháng trên 20 tỉnh thành phố với số mẫu điều tra hơn 20.000 phiếu. Kết quả đã tìm ra 520 doanh nghiệp đạt nhãn hiệu chứng nhận HVNCLC trong tổng số 668 doanh nghiệp đạt đủ tỷ lệ phiếu bầu.

Trong 520 doanh nghiệp đạt HVNCLC có 42 doanh nghiệp mới đạt lần đầu; 42 doanh nghiệp đạt liên tục 19 năm liền; 339 doanh nghiệp đạt liên tục 3 năm (2013 – 2015); 39 doanh nghiệp đạt lại sau 2 – 3 năm gần đây không đạt. Miền Đông Nam bộ chiếm số lượng nhiều nhất với 318 doanh nghiệp; tiếp theo là miền Bắc với 98 doanh nghiệp; miền Tây Nam Bộ và miền Trung – Tây Nguyên cùng góp vào danh sách mỗi miền 52 doanh nghiệp.

Chất lượng sản phẩm được cải thiện

Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các doanh nghiệp ở tất cả nhóm ngành hàng đều có những cải thiện về sản phẩm, trong đó dẫn đầu thuộc về nhóm ngành nhựa gia dụng. Có 46% người tiêu dùng đánh giá doanh nghiệp nhóm ngành nhựa có cải thiện tốt về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Tiếp đó là nhóm doanh nghiệp thuộc ngành hàng may thêu, giày dép, mũ bảo hiểm, văn phòng phẩm…

Quá trình điều tra cũng cho thấy sản phẩm sản xuất trong nước đang chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Tỷ lệ người tiêu dùng thích hàng Việt chiếm đến 63%, kế đến là hàng Nhật 11%, Mỹ 6%, Châu Âu và hàng Thái Lan chiếm 5%….

Số lượng doanh nghiệp được chứng nhận sản xuất hàng Việt Nam chất lượng cao càng ngày càng tăng đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của chất lượng sản phẩm mang thương hiệu Việt. Người tiêu dùng cũng có thêm niềm tin khi sử dụng các mặt hàng tiêu dùng này.

Nhìn lại khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong năm qua

Nhận định về tình hình kinh tế năm 2014, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đánh giá, thị trường tài chính đã có nhiều chuyển biến tích cực. Khả năng thanh toán, mức sinh lời của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể.

tai-chinh-thanh-lap-doanh-nghiep

Rủi ro hệ thống tín dụng đã giảm

Nhận định về tình hình kinh tế năm 2014, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTCQG) đánh giá, thị trường tài chính đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Theo đó, nhờ quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng như môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, rủi ro của hệ thống TCTD đã giảm bớt:

  • Thanh khoản hệ thống dồi dào, tiền gửi của khu vực dân cư và TCKT tăng mạnh mặc dù lãi suất huy động giảm (hệ số LDR giảm), mặt bằng lãi suất huy động, cho vay và cả liên ngân hàng giảm mạnh xuống mức thấp ngang với thời điểm năm 2006;
  • Đường cong lãi suất hợp lý hơn theo nguyên lý kinh tế;
  • Chất lượng tài sản của hệ thống TCTD cải thiện, các TCTD tích cực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu;
  • Áp lực suy giảm năng lực tài chính của các TCTD giảm bớt: Chênh lệch lãi suất cho vay – huy động (NIM) đã ổn định sau khi giảm mạnh trong giai đoạn 2011-2013. NIM giảm từ 3,5% (năm 2011) xuống 3,2% (năm 2012) và 2,8% (năm 2013)và được duy trì ổn định trong năm 2014.

Cũng theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, thị trường chứng khoán trong năm 2014 có mức tăng khá. Vốn hóa thị trường năm 2014 đạt 31,5% GDP.

Huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa đạt 25.100 tỷ đồng,tăng 22% so với năm 2013. Tổng tài sản hệ thống Công ty Chứng khoán tăng trở lại lần đầu tiên từ 2011, đạt xấp xỉ 75.500 tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2013.

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng toàn hệ thống đạt 350% (cao hơn chuẩn an toàn 180%). Chất lượng tài sản của các công ty chứng khoán, công ty quản lí quỹ được cải thiện đáng kể một phần do các công ty chủ động cơ cấu lại danh mục đầu tư, một phần do giá chứng khoán cải thiện (Tính đến 25/12/2014, chỉ số VN index tăng 5,5%).

Cân đối ngân sách được cải thiện nhờ tăng thu, nhất là thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu. Lũy kế đến 15/12, tổng thu NSNN bằng 104% dự toán, tăng 11% so với cùng kỳ (cùng kỳ 2013 tăng 11,3%). Trong đó, thu nội địatăng 15,2% so cùng kỳ (cùng kỳ 2013 tăng 14,2%).

Khả năng thanh toán và trả lãi của doanh nghiệp được cải thiện

Mặc dù số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động vẫn tăng so với 2013 nhưng quy mô vốn của doanh nghiệp mới thành lập lớn hơn. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù số doanh nghiệp đăng kí thành lập mới giảm 2,7% nhưng vốn đăng kí bình quân lại tăng 11,5% so với năm 2013. Các doanh nghiệp trước đây gặp khó khăn, tạm ngừng hoạt động nay trở lại hoạt động là trên 15,4 nghìn doanh nghiệp, tăng 7,1% so với năm 2013.

Theo UBGSTCQG, trong năm 2014, mức sinh lời của doanh nghiệp được cải thiện. Cụ thể, sau thời gian dài suy giảm, ROA (tỷ suất thu nhập trên tài sản), ROE (tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu) của các doanh nghiệp niêm yết 9 tháng/2014 lần lượt là 3,8% và 9,4% tăng tương ứng 0,5 và 1,1 điểm phần trăm so với cùng kì 2013.

Các ngành có ROA, ROE cải thiện tốt bao gồm: xây dựng, vận tải kho bãi, bán buôn bán lẻ, nông lâm thủy sản. Bên cạnh đó, mức tăng trưởng tổng tài sản bình quân 9 tháng /2014 cũng tăng 12,8% so với cùng kì 2013 (cùng kì 2013 tăng 3,8%).

Khả năng thanh toán và trả lãi của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể, thể hiện qua mức nhanh tăng nhẹ so với kì trước, ở mức 1,5 lần và 0,9 lần. Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp phi tài chính cũng có sự gia tăng, đạt 5,4 lần trong 9 tháng/2014, tăng 1,1 lần so với cùng kì năm 2013.

Khả năng thanh toán lãi vay được ghi nhận tăng ở hầu hết các ngành kinh tế ngoại trừ khu vực SMEs (Doanh nghiệp vừa và nhỏ). Trong 9 tháng/2014 khả năng thanh toán lãi vay khu vực SMEs giảm 1,4 lần ở mức khá thấp là 0,6 lần.

Đầu tư hộ gia đình gia tăng

Mức tiêu dùng và đầu tư của hộ gia đình được cải thiện trong năm 2014. Dẫn chứng cụ thể, UBGSTCQG cho biết: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (sau khi loại trừ yếu tố giá) tăng 6,3% so với 2013 (năm 2013 chỉ tăng 5,6%). Trong khi đó, niềm tin người tiêu dùng cũng gia tăng, với chỉ số niềm tin tiêu dùng (CCI) tính đến tháng 11/2014 là 141 điểm, cao hơn đáng kể mức 127 điểm tại tháng 1/2014

Theo khảo sát của UBGSTCQG, từ 2012-2014, khu vực hộ gia đình đang có xu hướng tăng đầu tư vào sản xuất nhằm nắm bắt những cơ hội đầu tư trong giai đoạn nền kinh tế đang trên đà phục hồi.

Tại tháng 8/2014, có khoảng 24% số người được hỏi đang có dự định đầu tư vào sản xuất, so với mức 17% tại tháng 2/2014 và 6% tại tháng 7/2013. Tương tự, tỷ lệ số người được hỏi đang có dự định đầu tư cung cấp dịch vụ cũng có xu hướng tăng.

Năm 2014 với nhiều khó khăn đã không vì thế mà làm suy giảm khả năng tài chính của doanh nghiệp. Có thể nói đây là bước tiền bộ trong việc quản lý, điều hành tài chính, tránh rủi ro của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn trước thị trường luôn luôn biến động.

Nguồn: http://congtytuvanluatgiarehn.com/

Doanh nghiệp lột xác trong năm mới

Sau hàng loạt thử nghiệm, doanh nghiệp Việt Nam đã lột xác, trở thành những người chuyên nghiệp trong sân chơi chuẩn mực quốc tế. Từ đây, chúng ta có thể tin tưởng vào nền kinh tế Việt phát triển mạnh mẽ trong năm tới.

lot-xac-thanh-lap-doanh-nghiep

Tự thanh lọc

Những ngày cuối của năm 2014, ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam đã tuyên bố rút khỏi lĩnh vực bán lẻ.

Siêu thị 79 được khai trương 7 tháng trước đã đóng cửa, chấm dứt tham vọng phát triển 79 siêu thị, cửa hàng thực phẩm trên toàn quốc của Alphanam Food, công ty con của Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam. 1.000 m2 của siêu thị này được chuyển sang cho người thuê mới là Vinmart.

Từng kỳ vọng siêu thị 79 sẽ là điểm hoàn thiện chuỗi liên hoàn từ trồng trọt đến chế biến thực phẩm và nước giải khát của Alphanam trong năm 2014, song ông Hải đã buộc phải chấp nhận thua cuộc.

“Nhìn vào thị trường này, mình thua toàn diện, cả kinh nghiệm, tiền vốn và thương hiệu. Nếu tiếp tục, phải chấp nhận lỗ dăm năm nữa, với cả trăm tỷ đồng. Chúng tôi còn nhiều khoản đầu tư sinh lời tốt hơn”, ông Hải phân tích một cách thẳng thắn.

Trên thương trường, ông Hải vốn là nhà đầu tư dứt khoát với các chiến lược lui và tiến không theo xu hướng. Ngày cuối cùng của năm 2014 cũng là ngày cuối của mã chứng khoán APL của Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam trên sàn HOSE trước khi Công ty chính thức rời sàn, trở về mô hình công ty gia đình sau 7 năm tham gia thị trường chứng khoán. Đây cũng có thể coi là động thái cuối của “kế hoạch đánh bắt” mà Alphanam đã thực hiện trong vài năm qua để tận dụng các cơ hội thị trường.

“Chúng tôi sẽ không mở thêm hoạt động kinh doanh, mà chỉ tập trung vào các hoạt động hiện có, đó là bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hoàn thiện công trình xây dựng và đầu tư tài chính, mua bán – sáp nhập doanh nghiệp. Trong lĩnh vực bất động sản, chúng tôi sẽ chuyển từ nhà đầu tư, nhà đầu cơ đất sang đầu tư phát triển các dự án trên quỹ đất sẵn có, chọn phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng”, ông Hải hé lộ kế hoạch năm 2015.

Nhìn nhận 2015 sẽ là một năm sáng sủa, ông Hải đang đặt cược “kế hoạch đầu tư” vào Dự án khách sạn 4 sao với 390 phòng và 200 căn hộ tại trung tâm TP. Đà Nẵng mà Công ty đã khởi công vào cuối năm 2014.

Ông Hải không phải là người duy nhất buộc phải rút chân sớm khỏi là thị trường phân phối, bán lẻ Việt Nam – thị trường đang được nhìn nhận là “mỏ vàng dưới đáy đại dương” với vô vàn cá mập bao quanh. Trước đó, Ocean Mart cũng đã trở thành một viên gạch lát đường.

Ngay cả Hiway (chuỗi siêu thị hiện đại mà ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà – cổ đông chính của Hiway – tin rằng, sẽ mở ra một thương hiệu bán lẻ mới) cũng phải tìm vận may bằng bộ nhận diện mới – Sapo Mart. Mặc dù không có những tuyên bố chính thức, song sự “đoản mệnh” của Hiway với mô-típ na ná một thương hiệu ngoại đình đám cũng trong lĩnh vực này là BigC có thể lý giải được phần nào câu chuyện…

Sóng mới

Sự lột xác của nhà đầu cơ Nguyễn Tuấn Hải thành nhà đầu tư hay việc Sapo Mart đang xoay sở với hướng đi riêng không phải là một chiến thuật truyền thông hay marketing thông thường.

Như chính ông Hải từng chia sẻ, tố chất của đầu cơ là nhạy bén với lợi nhuận theo sóng. Khi thị trường hết cửa tạo sóng, hết cơ hội cho các khoản đầu cơ nhờ quan hệ và lỗ hổng pháp lý, thì cơ hội của đầu tư bài bản và chuẩn mực xuất hiện.

Năm 2015, như phân tích của giới chuyên gia kinh tế, kinh tế vĩ mô ổn định cộng với thời điểm hiệu lực của nhiều bộ luật, đạo luật liên quan đến kinh doanh, môi trường đầu tư và thể chế kinh tế thị trường có hiệu lực cùng lúc với hàng loạt cam kết theo các hiệp định thương mại có hiệu lực hoặc được ký kết sẽ tạo sóng mới cho giới đầu tư.

Có thể kể đến những thể chế mới với tư duy “chọn bỏ” thay vì “chọn cho”, đề cao nguyên tắc thị trường trong Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở…

Đây cũng đang được coi là thời điểm bắt đầu các tác động mạnh nhất của việc cắt giảm thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm, đăng ký kinh doanh, tiếp cận điện… theo yêu cầu của Nghị quyết 19/2014/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhìn nhận, đây là những điều kiện pháp lý để khơi dậy tinh thần kinh doanh, đặc biệt là thúc đẩy sức sáng tạo của người dân, của doanh nghiệp.

Đặc biệt, phép thử mang tên taxi Uber với động thái mới trong tư duy điều hành có thể coi là một tín hiệu tích cực cho môi trường kinh doanh Việt Nam, ở cả góc độ nhà quản lý và doanh nghiệp thực thi.

“Phải nói rõ, phần lớn những thay đổi đó sẽ tác động trực tiếp đến tư duy và hành vi ứng xử của lãnh đạo các cơ quan Chính phủ, của giới công chức, những người trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh, từ đó làm thay đổi hành vi của nhà đầu tư, doanh nghiệp”, ông Cung phân tích.

Cuộc chơi dành cho người chuyên nghiệp

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có một buổi làm việc đặc biệt vào Chủ nhật cuối cùng của năm 2014.

Gọi là đặc biệt vì đối tác của cuộc gặp là một doanh nghiệp Việt làm được ốc vít cho đồng hồ của Thụy Sỹ và nội dung là bàn câu chuyện mà lâu nay doanh nghiệp, thậm chí cả nhà hoạch định chính sách vẫn đau đáu – làm cách nào để trở thành một bộ phận của chuỗi sản xuất toàn cầu.

“Đừng đặt câu hỏi doanh nghiệp Việt Nam có làm được ốc vít hay không. Đã có doanh nghiệp 10 năm nay là đối tác gia công phụ kiện cho các hãng đồng hồ của Thụy Sỹ, các hãng sản xuất cơ khí của Đức. Họ đã lắp mình vào nền kinh tế toàn cầu bằng một phương thức khôn ngoan – đó là bắt tay với những người lớn nhất, mạnh nhất”, ông Lộc phản biện khi nhận được câu hỏi doanh nghiệp Việt Nam có đủ sức để hội nhập không.

Một cách hình ảnh, Chủ tịch VCCI ví nền kinh tế toàn cầu như một trò chơi lego với vô vàn mảnh ghép. Ở đó, những mảnh ghép lớn thường dễ nhận biết và dễ lắp ráp nhanh. Nhưng doanh nghiệp Việt Nam đa số thuộc phần còn lại – những mảnh li ti, dễ bị che lấp và thậm chí có thể bị lờ đi trong cuộc chơi toàn cầu.

Thực tế đã diễn ra như vậy. Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, chỉ có 36% doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạng lưới sản xuất (bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp). Trong khi đó, những nền kinh tế trong khu vực như Malaysia, Thái Lan có tới 60% doanh nghiệp tham gia các mạng lưới sản xuất.

Hệ lụy của tình trạng trên là sự phân tách giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp ngoại, là sự ngắt quãng từ hiệu ứng lan tỏa của vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất tới nền kinh tế. Hơn thế, việc thu hút dòng vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, công nghệ cao… cũng trở nên khó khăn hơn do thiếu đối tác phụ trợ.

Việc thâm nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu không phải là điều dễ dàng gì. Do đó, việc có đối sách khôn ngoan là việc làm cần thiết để chúng ta có thể xoay xở trong những tình huống xấu nhất trên thương trường. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc để có thể cạnh tranh một cách công khai, minh bạch.

Nguồn: http://doanhnghiepluattuvan.com/

Cần biết gì khi thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp được đăng ký thành lập phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không nhiều người biết về những điều nên biết trước khi thành lập doanh nghiệp loại này. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn ngay sau đây.

tu-nhan-thanh-lap-doanh-nghiep

Trước khi thành lập doanh nghiệp tư nhân:

  • Xác định đối tượng được thành lập doanh nghiệp và đối tượng không được thành lập doanh nghiệp.
  • Đặt tên cho doanh nghiệp: tra cứu sơ bộ tên doanh nghiêp, tên doanh nghiệp không bị rơi vào các trường hợp bị cấm và có khả năng đăng ký nhãn hiệu, đăng ký tên miền.
  • Chọn ngành nghề kinh doanh: Các ngành nghệ kinh doanh có điều kiện (điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về giấy phép hành nghề, điều kiện về vốn pháp định, các điều kiện khác.
  • Xác định về vốn: Mức vốn liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn pháp định, vốn đầu tư…) và ảnh hưởng của các loại thuế liên quan đến mức vốn của doanh nghiệp.
  • Chọn đối tượng được thành lập doanh nghiệp: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp tư nhân.

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

  • Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định này tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia khi có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này; Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp; Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Đã nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân gồm

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp dễ thành lập nhất hiện nay vì đặc điểm của loại hinh doanh nghiệp này khá đơn giản, chi do một cá nhân, cũng là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp chủ động đăng ký và hoàn tất hồ sơ. Còn điều gì băn khoăn, bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp kịp thời.

Nguồn: http://doanhnghiepluattuvan.com/

Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm vụ gì?

Nhiều người nghĩ rằng giám đốc công ty cổ phần chỉ có quyền ra lệnh, lập kế hoạch kinh doanh mà không biết rằng giám đốc loại hình doanh nghiệp này cũng có những nhiệm vụ phải làm, được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp 2005. Chúng tôi có thể tóm tắt một vài quy định sau đây.

giam-doc-thanh-lap-cong-ty

Giám đốc, tổng giám đốc là gì?

  • Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
  • Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Giám đốc, Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

  • Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
  • Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • Tuyển dụng lao động;
  • Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.

Bên cạnh đó, hai chức danh này còn phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp vi phạm luật, gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì Giám đốc/ Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đặc biệt, Giám đốc/Tổng giám đốc chỉ được phép làm Giám đốc/Tổng giám đốc của một doanh nghiệp.

Nguồn: http://tuvanthanhlapcongtyhn.com/

8 bước cần biết khi thành lập công ty, doanh nghiệp

(Những điều cần biết khi thành lập công ty)Nhiều người thường bắt đầu khởi nghiệp bằng việc thành lập công ty, hay thành lập doanh nghiệp. Việc thành lập không đơn giản và việc duy trì công ty lại càng khó. Chính vì vậy, sau đây chúng tôi giới thiệu tới các bạn những bước cần biết khi thành lập công ty

cac-buoc-can-thiet-khi-thanh-lap-cong-ty-doanh-nghiep

Các bước cần thiết khi thành lập công ty doanh nghiệp

8 bước cơ bản để có thể giúp bạn có kế hoạch chuẩn bị và quản lý doanh nghiệp

Bước 1: Viết một kế hoạch kinh doanh

Sử dụng các công cụ và nguồn lực để tạo ra một kế hoạch kinh doanh. Điều này dẫn bằng văn bản sẽ giúp bạn vạch ra như thế nào để  bạn sẽ bắt đầu và hoạt động kinh doanh của bạn thành công(thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần)

Bước 2: Nhận hỗ trợ kinh doanh và Đào tạo

Tận dụng lợi thế của đào tạo miễn phí và dịch vụ tư vấn, từ việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh và đảm bảo tài chính, mở rộng hoặc di dời một doanh nghiệp.

Bước 3: Chọn một Địa điểm kinh doanh

Nhận được lời khuyên về cách chọn một địa điểm khách hàng thân thiện và tuân thủ luật pháp quy hoạch.

Bước 4: Tài chính doanh nghiệp của bạn

Tìm các khoản vay của chính phủ hậu thuẫn, đầu tư mạo hiểm và các khoản tài trợ nghiên cứu để giúp bạn bắt đầu.

Bước 5: Xác định cấu trúc pháp lý của doanh nghiệp của bạn

Quyết định hình thức sở hữu là tốt nhất cho bạn: độc quyền sở hữu, quan hệ đối tác, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Bước 6: đăng ký một tên doanh nghiệp

Đăng ký tên doanh nghiệp, tên công ty với Sở kế hoạch đầu tư theo đúng thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bước 7: Lấy một số Thuế

Đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế nhà nước.

Bước 8: Lấy giấy phép kinh doanh và Giấy phép

Trước khi bước vào hoạt động kinh doanh, bạn cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật.

Trên đây đã trình bày khá chi tiết về các bước cần thiết khi thành lập doanh nghiệp. Nếu không muốn mất quá nhiều thời gian với nó, bạn nên lựa chọn dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hoàng Tân Minh. Được hợp tác cùng các bạn là niềm vinh hạnh của chúng tôi.

 

Hướng dẫn các bước thành lập công ty mới

Bạn tự hỏi các bước thành lập công ty mới như thế nào? Vậy thì còn đợi chờ gì nữa mà không theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi. Hi vọng bạn sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình

cac-buoc-thanh-lap-cong-ty-moi

Các bước thành lập công ty mới

Các bước thành lập công ty mới

Chuẩn bị trước thành lập

  • Chuẩn bị Chứng minh nhân dân bản chính (hoặc giấy tờ tương đương khác), kèm theo 01 bản photo có trị thực CMND trong thời gian không quá 03 tháng.
  •  Lựa chọn tên công ty tiếng việt, tên công ty tiếng nước ngoài, tên viết tắt công ty (Tên không trùng lặp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó),
  • Chọn địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
  • Tư vấn tên công ty;
  •  Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp với quy mô công ty và ngành nghề đăng ký kinh doanh.
  • Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
  • Lựa chọn loại hình công ty dự kiến thành lập (công ty CP, TNHH, Tư nhân, hợp danh

Soạn hồ sơ thành lập công ty

Sau khi chuẩn bị đầy đủ tiền đề cho việc thành lập công ty, bước tiếp theo là tiến hành việc soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép kinh doanh ( Sở kế hoạch và đầu tư)

Khách hàng phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký thành lập công ty. Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp lập theo mẫu (Bao gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ; địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện nếu có…)
  • Dự thảo Điều lệ công ty (áp dụng đối với công ty TNHH và công ty cổ phần, công ty hợp danh).
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH có từ 02 thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
  •  Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền cho người đi làm thủ tụ thành lập công ty

Quy trình thành lập công ty mới

  • Đăng ký cấp giấy phép kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Đăng ký con dấu tròn doanh nghiệp tại cơ quan công an.
  • Đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế.
  • Đăng ký mã số xuất nhập khẩu (nếu cần)

Thủ tục sau thành lập

  •  Tiến hành đăng ký thuế ban đầu với cơ quan thuế chuyên quản trong thời hạn quy định ghi trong phiếu chuyển mã số thuế.
  • Tiến hành mua hoá đơn GTGT với cơ quan thuế
  •  Thực hiện hệ thống sổ sách kế toán và hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các bước thành lập công ty mới khiến bạn thấy mệt mỏi với việc phải chuẩn bị mọi thủ tục. Hãy để những gánh nặng ấy cho Hoàng Tân Minh chúng tôi. Với việc sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói của chúng tôi, tiết kiệm thời gian và chi phí là những ưu điểm mà doanh nghiệp bạn nhận được.

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có quyền gì?

Mỗi một loại hình doanh nghiệp khác nhau thì chủ sở hữu cũng có những quyền khác nhau theo luật định. Nhưng nhiều người không biết điều đó, dẫn đến nhầm lẫn trong việc thực hiện quyền của mình sau khi đã thành lập công ty TNHH một thành viên. Trong Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định rõ những vấn đề sau đây:

chủ sở hữu công ty tnhh một thành viên có quyền gì

Với chủ sở hữu là tổ chức có các quyền sau:

  • Quyết định nội dung Điều lệ công ti , sửa đổi , bổ sung Điều lệ công ty;
  • Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh dinh hàng năm của công ty;
  • Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ti , bổ nhậm , miễn nhiệm , cất chức các chức danh quản lý công ty;
  • Quyết định các dự án đầu tư đáng được coi trọng bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ti hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
  • Quyết định các giải pháp phát triển thị trường , tiếp thị và công nghệ;
  • Phê duyệt giao kèo vay , cho vay và các giao kèo khác do Điều lệ công ti quy định đáng được coi trọng bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ti hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
  • Quyết định bán tài sản đáng được coi trọng bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ti hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
  • Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; nhượng một phần hoặc tuốt vốn điều lệ của công ti cho tổ chức , cá nhân chủ nghĩa khác;
  • Quyết định thành lập công ti con , hùn tiền vào công ti khác;
  • Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh dinh của công ty;
  • Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
  • Quyết định tổ chức lại , giải thể và request vỡ nợ công ty;
  • Thu hồi đất đai tuốt giá trị tài sản của công ti sau khi công ti hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
  • Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty  theo những thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần

Với chủ sở hữu công ty là cá nhân có các quyền sau:

  • Quyết định nội dung Điều lệ công ti , sửa đổi , bổ sung Điều lệ công ty;
  • Quyết định đầu tư , kinh dinh và quản trị nội bộ doanh nghiệp , trừ trường hợp Điều lệ công ti có quy định khác;
  • Nhượng một phần hoặc tuốt vốn điều lệ của công ti cho tổ chức , cá nhân chủ nghĩa khác;
  • Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
  • Quyết định tổ chức lại , giải thể và request vỡ nợ công ty;
  • Thu hồi đất đai tuốt giá trị tài sản của công ti sau khi công ti hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
  • Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Từ những quy định rõ ràng trên, có thể nhận thấy hình thức sở hữu khác nhau cũng sẽ có sự khác nhau về quyền và nghĩa vụ trong công ty TNHH. Từ đó, những cá nhân hoặc tập thể muốn thành lập công ty TNHH một thành viên thì cần lưu ý điều này để thực hiện đúng với quyền của mình. Cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ với Công ty Tư vấn Luật Hoàng Tân Minh để được tư vấn sớm nhất.

Bạn biết gì về doanh nghiệp tư nhân?

Từ khi nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh lên từng ngày nhưng nhiều người vẫn không biết gì nhiều ngoài việc doanh nghiệp tư nhân là của cá nhân và không phải sở hữu của nhà nước như thời bao cấp.(Đăng ký thành lập công ty) Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về doanh nghiệp tư nhân một cách cơ bản để bạn có thể hiểu rõ hơn loại hình sở hữu doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tất Chia của cải của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu độc nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất thảy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp song song có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các bổn phận tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm giám đốc để quản lý , điều hành hoạt động kinh doanh.
  • Doanh nghiệp tư nhân vẫn có Mã số thuế , con dấu tròn doanh nghiệp và vẫn được quyền in và phát hành các loại hóa đơn , thực hiện các chế độ kế toán hiện hành theo luật doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân không có điều lệ công ty.

bạn biết gì về doanh nghiệp tư nhân

 

Continue reading